Ngày 20/1, tiếp bước buổi thảo luận trước đó về giáo dục hiện đại, chuyên sâu, ClassIn đã tổ chức sự kiện hội thảo trực tuyến với chuyên mục Lãnh đạo sáng suốt lần hai xoay quanh chủ đề chiến thuật giáo dục Lấy học sinh làm trọng tâm một cách hiệu quả. Buổi phỏng vấn được chủ trì bởi bà Lingyue Zheng đến từ ClassIn, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, CEO và là nhà đồng sáng lập của IEG Global, mọi người đã chia sẻ những chiến lược thiết thực, những hình thức đánh giá đa dạng, và những thử thách mà học sinh từ các nhóm tuổi khác nhau đang phải đối mặt.
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu sở hữu các chứng chỉ từ Trường học Kinh tế London, Đại học Stanford và Đại học Oxford. Trong một thập kỉ qua, Tiến sĩ Hiếu đã tự rèn giũa bản thân trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, ông đã lập ra và chuyển đổi trên 100 trường học K-12, cao đẳng, các học viện và các tổ chức phi lợi nhuận, phủ sóng rộng rãi từ các mô hình tư nhân đến những hệ thống tầm cỡ, bao gồm những chủ đề như: thiết kế mô hình trường học, xây dựng trường học mới, tái cấu trúc trường học, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển chuyên ngành, quản lý diện rộng, tác hợp tài chính và chiến lược, vận hành hệ thống.
Sự chuyển dịch từ Kinh tế sang Giáo dục
Câu hỏi: Trước khi bước vào lĩnh vực giáo dục, ông đã có vô số dự án nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, vậy ông đã vận dụng kiến thức kinh tế nào vào giáo dục?
“Tôi nghĩ giáo dục đã chọn tôi trước, hơn là tôi chọn giáo dục”, ông Hiếu trả lời.
Với 10 năm được huấn luyện trong lĩnh vực kinh tế tài chính, ông Hiếu nhấn mạnh rằng ông đã phát triển tư duy phân tích và hệ thống để đưa ra những quyết định sáng suốt trong ngành giáo dục. Tại bất kì học viện hay tổ chức nào, dù lớn hay nhỏ, ông luôn để tấm đến “Làm thế nào để lên chiến lược có thể tác động lên tất cả cổ đông trong hệ thống giáo dục hay lĩnh vực mà chúng ta đang nhắm đến? Làm thế nào để xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu bền vững mà chúng ta có thể lấy dữ liệu quá trình và thành quả của học sinh để giúp các lãnh đạo trường học ra các quyết định cơ bản thường nhật, từ quá trình học tập đến quá trình phát triển của học sinh, từ sức khỏe tâm thần đến niềm vui của chúng?”
Ứng dụng của chiến thuật Lấy học sinh làm trọng tâm (SCL) và sự phát triển tính cách tại những cấp lớp khác nhau
Câu hỏi: Ông đã dạy học cho các học sinh trong phạm vi vô cùng rộng lớn, vậy ông nghĩ những điểm khác nhau giữa giáo dục K-12 và cao học là gì? Ông nghĩ thế nào về những tính chất bền vững và nền tảng của giáo dục?
Học hỏi từ những kinh nghiệm giảng dạy, ông Hiếu đã vạch ra quỹ đạo nơi
- Học sinh tiểu học cho thấy tính tò mò và sự sáng tạo nên được ươm mầm nhằm thúc đẩy niềm yêu thích và sự hứng thú trong học tập.
- Trường trung học và nơi để học sinh bày tỏ cái “tôi”, chúng dễ nghe lời bạn bè hơn và sẵn sàng mạo hiểm. Thay vì áp dụng các giáo trình hà khắc, giáo viên nên ưu tiên xây dựng niềm tin với học sinh trước và giải quyết các mâu thuẫn.
- Trường cấp 3 cũng khó nhằn do học sinh phải đối mặt với các yêu cầu học tập dồn dập đồng thời phải trăn trở với những câu hỏi về sự sống, cái chết, tương lai, thời gian và ước mơ. Vì thế, chúng ta cần chú ý đến những vấn đề khó khăn trong tâm hồn của chúng cùng lúc với những yêu cầu trong quá trình học tập.
- Sinh viên cao đẳng, đại học nên lấn sâu vào thực tế càng nhiều càng tốt thay vì bị bó buộc trong những khóa học và bài kiểm tra.
Mẫu số chung của giáo dục được ông Hiếu nhấn mạnh là nhu cầu tính cách của học sinh, điều đó cũng tương đồng với triết lý cá nhân của ông. “Việc tôi có thể làm là giúp học sinh phát triển tính cách của mình, như tính kiên định, tích cực, tốt bụng, lòng biết ơn, khả năng kiểm soát bản bân, tính kỉ luật, để tại bất kì nơi nào và bất kì điều gì học sinh làm, chúng sẽ sở hữu tính cách để tành công và tìm được hạnh phúc”, ông Hiếu cho biết.
Câu hỏi: Cách ông thiết kế giáo trình để phát triển nhân cách của học sinh cấp 3, cấp 2, và học sinh cao học là gì?
Với nền tảng là giáo trình chuẩn quốc gia dành cho các môn học chính, ông Hiếu chỉ ra rằng tại mỗi trường học, chúng ta nên chuẩn hóa các hệ thống sư phạm và đánh giá, tập trung vào các kĩ năng thực tiễn mà học sinh muốn gặt hái.
Đầu tiên, học sinh cần phải được va chạm với những tình huống thực tế mà chúng cần phải biểu lộ ra tính cách của mình, có thể thông qua các thử thách, triển lãm, bài tập, hay dự án. “Bạn không thể dạy cho học sinh tính cảm thông và lòng tốt nếu như không có bất cứ sự sắp đặt nào trong phòng học để chúng vận dụng lòng tốt ấy”, ông Hiếu giải thích.
Ngoài ra, ông Hiếu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh các mục tiêu dựa trên từng em học sinh và cảnh báo việc thực hiện các xu hướng dạy học một cách mù quáng. Ví dụ, để đào tạo lâu dài, ông khuyến khích việc thiết lập các mục tiêu hằng ngày và các dự án dài hạn.
Cách đánh giá của SCL: đánh giá định kì và thảo luận
Câu hỏi: Những tiêu chí mà ông quan tâm để đánh giá học sinh là gì? Ông có đề xuất gì cho việc thiết kế một tiêu chuẩn đánh giá phù hợp?
“Việt Nam yêu sự đổi mới… Đối với tôi, mọi công cụ để đánh giá hay cách tiếp cận giáo dục đều trung tính. Nó đều phục vụ một mục đích thực tiễn. Điều khiến một công cụ trở nên tốt hay xấu phụ thuộc vào cách sử dụng và cách chúng ta tiếp cận nó”. Ông Hiếu tin rằng tất cả công cụ chỉ hữu dụng khi chúng ta sử dụng chúng hợp lý tại đúng thời gian và thời điểm.
“Tôi giống một người ủng hộ việc đánh giá định kì hơn… Suy cho cùng, tôi yêu việc cho mười phút im lặng, và bạn phải viết gì đó về buổi học, về những thứ bạn đang trải qua… Tôi đang cân nhắc đến những thử thách và dự án mà tôi có thể đọc và quan sát thấy tính cá nhân ở mỗi học sinh”, ông Hiếu nói.
“Tôi đang cân nhắc đến những thử thách và dự án mà tôi có thể đọc và quan sát thấy tính cá nhân ở mỗi học sinh”
Câu hỏi: Khi ông đề xuất việc dạy học Lấy học sinh làm trọng tâm, những điều đen đủi hay những khó khăn mà ông từng gặp phải là gì?
“Tôi nghĩ điều khó khăn nhất luôn đến từ phía phụ huynh”, ông Hiếu cười, gật đầu với những đồng nghiệp đang dự thính. “Từ khi bắt đầu, không nhiều người thích phương pháp kiểu đó – ‘Tôi cần điểm số. Tôi cần một con số’, thứ dường như đáng tin cậy hơn một bài viết hai mặt giấy”.
Mặc cho những ý kiến bất đồng ban đầu, ông Hiếu nhận ra rằng “Trong giáo dục, bạn không chỉ giảng dạy cho học sinh mà cả phụ huynh nữa… Tôi nhớ lúc mình chủ trì một buổi họp phụ huynh, trước khi tôi phát bảng điểm tổng kết, tôi đã đưa học một bài giới thiệu do học sinh viết. Và họ bắt đầu cảm thấy xúc động – được rồi, tôi chưa bao giờ thấy những đứa trẻ của tôi có thể bày tỏ những suy nghĩ thế này”.
Thách thức thứ hai nằm ở ngay chính những học sinh. Với những em đã quen với cách dạy học và kiểm tra truyền thống, ông Hiếu quan sát thấy chúng thường cảm thấy ngại – khi học trong lớp – phải chuyển đổi giữa các phương pháp dạy học khác biệt.
“Tôi khởi đầu là một giáo viên toàn thời gian… nhưng tôi nhận thấy để một điều tốt được hệ thống hóa, tôi phải nắm lấy vị trí lãnh đạo để xây dựng và thúc đẩy một hệ thống nơi các giáo viên sẽ thực hiện các giáo giáo trình và cách tiếp cận thống nhất, để xuyên suốt hệ thống, học sinh có thể được hỗ trợ để tiếp cận phương pháp học và đánh giá”, ông Hiếu nhận định.
Câu hỏi: Ngoài là một lãnh đạo và một quản trị viên, ông đã từng là một giám khảo trong các cuộc thi hùng biện. Ông có nghĩ hùng biện và một hình thức giáo dục Lấy học sinh làm trọng tâm? Tại sao ông khuyến khích hình thức này?
“Tôi đã đồng hành với chúng (đội hùng biện) được bốn năm rồi… Tôi đã bắt đầu thấy sự phát triển ở các học sinh – sự tự tin để bày tỏ suy nghĩ của các em, cách tiếp cận vấn đề và các cuộc thảo luận một cách logic. Các em còn được phát triển óc phán đoán, khả năng làm việc nhóm, và tiếp cận có tính chiến thuật. Điều tôi thích nhất là việc chúng đã bắt đầu học hỏi thêm về thế giới nhiều hơn so với việc học theo giáo trình.”
Tuy nhiên, ông Hiếu nhấn mạnh rằng hoạt động hùng biện sẽ rất tập trung vào học sinh chỉ khi nó được tiến hành đúng cách. “Đầu tiên chúng ta tiếp cho học sinh sức mạnh để bày tỏ quan điểm cá nhân, để chúng nảy ra ý kiến và nghĩ về các vấn đề một cách sâu sắc… trước khi để chúng sử dụng Google và giúp chúng tìm những nguồn thông tin tốt”, ông nói.
Câu hỏi: Khi ông dẫn dắt lớp học đặt trọng tâm vào học sinh, làm thế nào để ông cân bằng giữa sự kiểm soát của giáo viên trong lớp và sự chủ động của học sinh trong các hoạt động lớp?
Theo ông Hiếu: “Tôi hiếm khi nghĩ bản thân là một người giúp đơn giản hóa việc học hơn là một người kiểm soát lớp học. Tôi tiếp xúc với học sinh khi nhu cầu học tập cao hơn những thứ tôi muốn dạy cho chúng”.
Đối chiếu với một lớp học ở thời điểm hiện tại khi ông phải đối mặt với những học sinh có mức độ và khả năng khác nhau, ông Hiếu đặt ra những câu hỏi về danh tính để ứng dụng SCL. “Chúng ta cần phải bớt nghĩ về các câu trả lời và chú tâm hơn vào các câu hỏi cho học sinh bởi đó là lúc chúng ta bắt đầu trích xuất thông tin từ suy nghĩ của mỗi em. Và đôi khi tôi cũng thấy bất ngờ với lượng thông tin mà tôi thu thập được từ phía học sinh không chỉ những sự hiểu biết của chúng về thế giới mà còn hiểu biết về bản thân của các em”.
“Câu trả lời nằm trong đầu của các em. Câu trả lời không nằm ở tôi”, ông Hiếu chia sẻ về vai trò của mình trong lớp học.
“Câu trả lời nằm trong đầu của các em. Câu trả lời không nằm ở tôi”.
Mặt khác, ông đề cập đến việc ông sẽ can thiệp nếu các học sinh có biểu hiện không đúng đắn hay vô nhân tính. “Tôi không muốn xảy ra điều đó trong lớp này. Hãy nghĩ đến những cách thay thế để thể hiện bản thân”, ông Hiếu đề xuất.
Cốt lõi của SCL: Khám phá danh tính và nuôi dưỡng cái “tôi”
Câu hỏi: Danh tính và cái “tôi” được nhấn mạnh trong các lớp họ. Trên chuyến phiêu lưu tìm kiếm danh tính, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng tính cách và hệ thống hóa hiệu quả bản thân là gì?
Ông Hiếu đã phân tích câu hỏi trên, trong đó sự cải thiện của những hệ thống giáo dục và chất lượng giảng dạy của chúng ta đã gây ra hiện trạng quá đặt nặng thành tích học tập, làm tăng số lượng người chạy đua thành tích mà không hiểu về chính bản thân họ.
“Họ rất mong manh và dễ dàng bị lạc lối trong thế giới rộng lớn… những học sinh ngày nay đang bị quá tải bởi mớ kiến thức học đường, nhưng không nhiều giáo viên và phụ huynh tập trung vào xây dựng vốn hiểu biết của con em về sự bình yên và đủ đầy trong tâm hồn của con trẻ”, ông Hiếu nói. “Khi chúng đã tìm được giá trị của mình, những nền móng để chúng đưa ra quyết định, nhũng thứ chúng muốn và những thứ mọi người yêu cầu từ chúng, và tìm được sự bình yên giữa hàng đống kì vọng và áp lực được đặt lên đôi vai của các em… đó chính là nét đẹp của giáo dục”.
Câu hỏi: Ông từng ví mọi người là một chiếc bình, và bạn chỉ cần những mảnh vỡ cần thiết, không phải những thứ mà xã hội ép buộc lên bạn, để hoàn thiện cuộc sống của mình. Làm thể nào để ông phân chia các tính chất từ những thứ thật sự quan trọng với ông?
“Đối với tôi, thứ phân chia các tính chất ngắn hạn với những thứ nền tảng của bản thân là thời gian… những thứ chống lại thời gian chính là nền tảng, và thứ thay đổi theo thời gian là một tính chất ngắn hạn”, ông Hiểu giải thích vì sao ông hay đưa ra những câu hỏi giống nhau cho học sinh qua nhiều năm.
Để giải thích về những nền tảng của ông, HIếu đã nhận định: “Nền tảng trong công việc của tôi là quyền lợi của học sinh… Nguyên do giúp tôi tiến bước xa và nhanh trong giáo dục là bởi tôi luôn đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu”.
“Nguyên do giúp tôi tiến bước xa và nhanh trong giáo dục là bởi tôi luôn đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu”.
“Trong cuộc sống, tôi chỉ muốn được hạnh phúc, bình yên, và tốt bụng. Tôi không quá mưu cầu về tiền và danh vọng. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi thưởng thức một tách cà phê buổi sáng trên đường phố Sài Gòn”, ông Hiếu cười.
Câu hỏi của khán giả: Triết lí, dự án, và thách thức của SCL
Câu hỏi: Có vẻ như khi chúng ta còn là những sinh viên đại học, chúng ta từng được dạy về các triết lí khác nhau trong giáo dục. Tôi là một tín đồ của chủ nghĩa lí tưởng và chủ nghĩa thực dụng. Là một giáo viên giúp thúc đẩy việc giảng dạy Lấy học sinh làm trọng tâm thì triết lí nào đang dẫn dắt ông?
Thay vì đón nhận một góc nhìn hay một phương pháp, ông Hiếu miêu tả bản thân là một chú tắc kè có thể liên tục tiếp thu những luồng suy nghĩ khác nhau.
“Đây cũng là câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi bản thân, đâu là vấn đề cốt lõi mà học sinh đang phải đối diện? Nếu tôi không có tất cả thời gian trong cuộc đời và tất cả năm tháng đồng hành với học sinh, nếu tôi chỉ có thể làm một điều để giúp cho một em học sinh có thể giải quyết vấn đề to lớn, tôi sẽ làm nó”, ông Hiếu phân tích quan điểm của mình về SCL.
Câu hỏi: Phương pháp giảng dạy đặt học sinh làm trọng tâm là một nước đi vô cùng tiến bộ nhằm tăng tính sáng tạo trong việc dạy học, khiến học sinh cảm thấy chúng là những “ngôi sao”. Tuy nhiên, ông có thể đề ra những mặt trái của phương pháp ấy không?
“Tôi không chắc liệu đây có được xem là một mặt trái hay không, nhưng nó giống như những thách thức và trở ngại hơn. Điều đầu tiên là nó cần rất nhiều sự nỗ lực tiếp cận từ phía giáo viên… thứ hai là khả năng của giáo viên. Họ làm tốt việc của mình, là giảng dạy các môn học, nhưng đôi khi họ không có những kĩ năng cá nhân để xử lí các vấn đề vượt khỏi vùng kiến thức học vấn an toàn của họ”, ông phân tích.
Ông Hiếu cũng nhắc nhở mọi người rằng SCL khác với các chuẩn mực do nó yêu cầu học sinh tự nâng cao kỹ năng tùy theo khả năng của mỗi người.
Câu hỏi: Ý tưởng “một dự án cho mọi môn học” rất thú vị, nhưng có thể khó khăn để hình thành. Ông có những ví dụ nào về các ý tưởng dự án có thể được áp dụng lên mọi môn học không?
“Tôi đang có những vị trí trong hội đồng trường của sáu trường học khác nhau… Thay vì để một người đứng đầu ở mỗi ban ngành đưa ra ý tưởng, tôi sẽ yêu cầu, ví dụ, tất cả giáo viên khối lớp 7 cùng ngồi lại với nhau để thiết kế nên một dự án liên ngành”, ông nói.
Dựa trên một dự án tại lớp có thật nơi học sinh cố gắng giải quyết những vấn đề tại các địa phương khác nhau ở Việt Nam, ông Hiếu đã khuyên nhủ các khán giả rằng “hãy thử tích hợp những thứ chúng ta muốn làm với những nhu cầu trong hiện thực… tôi khuyến khích việc bắt đầu với những vấn đề mà cộng đồng của các bạn đang đối mặt, và có thể những ý tưởng sẽ xuất phát từ đó”.
Lời kết
Được truyền cảm hứng bởi cuốn sách “The Collapse of Parenting”, ông Hiếu đã tìm thấy được rằng “Nếu làm cha mẹ là công việc hạnh phúc nhất trên đời, thì việc giảng dạy sẽ là công việc hạnh phúc thứ hai… Cũng như bất kì điều hạnh phúc nào khác, chúng ta để nó trải qua những vấn đề, thử thách, những thời điểm khó khăn, những thời điểm tăm tối. Nhưng tất cả chỉ là phép thử để chúng ta nhận ra công việc này hạnh phúc đến nhường nào”.
“Mọi đứa trẻ cần một giáo viên không bao giờ từ bỏ chúng. Và tôi mong các bạn đã tìm thấy được sự kiên trì, động lực, sự thúc đẩy, nhưng đồng thời là niềm vui, niềm hạnh phúc và sự bình yên trong chúng ta khi gánh vác công việc này. Dù cho cả thế giới và mọi người khác nói gì về chúng ta, mặc kệ họ. Họ không hiểu được thế nào là một giáo viên của một lớp học. Vậy nên cứ tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm”, ông Hiếu đã kết thúc sự kiện bằng một lời động viên đầy cảm động đến với tất cả giáo viên trong thính phòng.
“Dù cho cả thế giới và mọi người khác nói gì về chúng ta, mặc kệ họ. Họ không hiểu được thế nào là một giáo viên của một lớp học. Vậy nên cứ tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm”.
The point of view of your article has taught me a lot, and I already know how to improve the paper on gate.oi, thank you. https://www.gate.io/ar/signup/XwNAU
I have read your article carefully and I agree with you very much. This has provided a great help for my thesis writing, and I will seriously improve it. However, I don’t know much about a certain place. Can you help me? https://www.gate.io/zh-tw/signup/XwNAU
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.com/el/register?ref=GJY4VW8W