Mô hình OMO (Online merge Offline)-Tương lai của nền giáo dục thế giới

mô hình online kết hợp offline

LỜI MỞ ĐẦU

Mặc dù các em học sinh phổ thông sẽ sớm quay lại trường học, các cơ sở giáo dục tại Việt Nam vẫn còn đó nguy cơ đóng cửa tạm thời lần nữa khi mà diễn biến của đại dịch còn hết sức phức tạp. Vậy nên, mô hình lớp học truyền thống sẽ khó đáp ứng với những sự biến động khó lường của thời đại mới. Do đó, nhu cầu cấp thiết dành các nhà giáo dục chúng ta là tìm ra hướng đi bền vững cho nền giáo dục hậu COVID.

 

Khi đi sâu vào bức tranh giáo dục hiện tại, chúng tôi đều nhận thấy đó là ranh giới giữa online và offline ngày càng mờ nhạt cùng với sự phổ biến của Internet và điện thoại thông minh. Ngày nay, học sinh hoàn toàn có thể sử dụng điện thoại để truy cập vào các giáo trình trực tuyến, trả lời câu hỏi trắc nghiệm và nộp bài kiểm tra ngay khi đang ngồi trong lớp học truyền thống. Những hoạt động học tập online đang hoà quyện vào với các hoạt động học offline (thay vì tách bạch riêng rẽ như trước). Điều này là cơ sở để chúng ta tin rằng mô hình học tập kết hợp (Hybrid Learning) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy trong tương lai gần.

 

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về mô hình lớp học online – kết hợp – offline (OMO) để xem mô hình này có thể giải quyết những vấn đề gì và làm sao có thể xây dựng mô hình lớp học như vậy cho trường của bạn.

 PHẦN 1: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH OMO

Lớp học OMO sử dụng nền tảng công nghệ để kết nối các lớp học online và các lớp học offline vào chung một lớp học lớn, cho phép giáo viên có thể giảng dạy học sinh từ bất cứ đâu. Theo đó, cùng một thời điểm, cùng một tiết học thì học sinh có thể đến lớp học offline ở trường hoặc truy cập vào máy tính để học online. Tương tự, một giáo viên dù ở Hà Nội vẫn có thể giảng dạy các em học sinh tại một lớp học vật lý ở Cà Mau. Việc này nhằm tạo ra trải nghiệm học tập giàu tương tác và không gián đoạn bất kể giáo viên hay học sinh đang ở đâu.

unnamed file
hi

Ảnh 1: Lớp học OMO

Ghi chú: Hãy quét mã QR và xem một video giới thiệu về một lớp học OMO.

PHẦN 2: TẠI SAO CHỌN MÔ HÌNH OMO?

Mặc dù OMO vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, nhưng nó hứa hẹn sẽ giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối mà hệ thống giáo dục hiện tại đang gặp phải.

  1. Mở rộng nguồn lực giáo dục
  • Một giáo viên giỏi có thể dạy được ở nhiều nơi, giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung giáo viên. Điều này cũng cho phép học sinh nông thôn có cơ hội học tập với những giáo viên giỏi này.
  • Nhiều giáo viên có thể kết hợp giảng dạy tích hợp liên môn.
  • Diễn giả từ khắp nơi trên thế giới có thể kết nối với các lớp học.
  • Tối ưu chi phí đào tạo.
  1. Đảm bảo việc học không gián đoạn
  • Học sinh bị ốm có thể học tại nhà.
  • Giảm tỉ lệ học sinh nghỉ học vì thời tiết xấu (mưa bão, lũ lụt).
  1. Tăng tốc chuyển đổi số trong giáo dục
  • Truy cập nhanh tài liệu học tập từ bộ lưu trữ đám mây và LMS.
  • Giảm tải gánh nặng cho giáo viên thông qua việc chấm bài tập về nhà, bài kiểm tra tự động.
  • Tích hợp dữ liệu học tập online và offline, giúp nhà trường nắm được tình hình học tập của học sinh.

 PHẦN 3: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH OMO

Để đưa công nghệ vào trong lớp học một cách hiệu quả, chúng tôi tham khảo mô hình TPACK do Punya Mishra và Matthew J. Koehler phát triển từ năm 2006.  Mô hình này chỉ ra 3 thành tố chính quyết định sự thành công , bao gồm: Kiến thức phương pháp sư phạm – Pedagogical Knowledge (PK), Kiến thức xây dựng nội dung – Content Knowledge (CK), và Kiến thức về công nghệ – Technological Knowledge (TK).

3

Ảnh 2 : Mô hình TPACK

    1.Phương pháp sư phạm

Các đơn vị giáo dục đã quen thuộc với việc thiết kế giáo án và giảng dạy theo cách truyền thống nhưng mô hình lớp học OMO yêu cầu cách tiếp cận cẩn trọng và đầu tư nhiều hơn. Do đó, chúng ta cần tránh ý nghĩ rằng lớp học hỗn hợp giống lớp học thông thường được mang lên online, hoặc là lớp học thông thường đi kèm với các yếu tố online.”[1]

Lớp học OMO đề cao sự tương tác khi tổ chức giảng dạy. Tương tác ở đây bao gồm: giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với tài liệu học tập. Sự tương tác trong và ngoài lớp học thể hiện qua email, chat làm việc nhóm, và các hoạt động đọc hiểu.[2]

Bên cạnh yếu tố tương tác, trung tâm nghiên cứu học tập và giảng dạy của Đại học Columbia cũng nhấn việc xây dựng cộng đồng trong lớp học, nơi mà học sinh và giáo viên cùng trao đổi chia sẻ, động viên, học hỏi lẫn nhau đạt mục tiêu học tập chung”.[3]

    2.Nội dung

Trong giáo dục, nội dung là một trong những yếu tố cực kì quan trọng (cùng với giáo viên). Chúng tôi tập trung vào việc tạo ra các bài học tương tác (trắc nghiệm nhanh, làm việc nhóm, thảo luận, AR/VR) nhằm giúp các em học sinh nhỏ tuổi học tập vui vẻ và hiệu quả. Nội dung truyền thống chủ yếu nằm ở sách giáo khoa nên việc tương tác của học sinh và giáo viên không cao, khiến nhiều học sinh cảm thấy chán học.

    3.Công nghệ

    • Phần mềm

Harvard Business Review khẳng định rằng “Phần mềm họp trực tuyến thường là lựa chọn ban đầu của nhiều đơn vị giáo dục, nhưng khi quy mô lớp học tăng lên và nhu cầu tương tác nhiều hơn thì những phần mềm khó có thể đáp ứng cũng như cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa tốt được”. Bởi lẽ, khi các nền tảng hội nghị này được thiết kế chủ yếu cho các bài giảng hoặc các cuộc họp là chủ yếu, nơi mọi người tập hợp xung quanh một diễn giả trung tâm, nên các yếu tố tương tác đa chiều khá hạn chế. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm lớp học ảo, được thiết kế đặc biệt cho giáo dục.

So với hầu hết các phần mềm họp khác, ClassIn tiên phong xây dựng nền tảng dành riêng cho nhu cầu dạy và học theo mô hình OMO thông qua hơn 30 công cụ giảng dạy để đảm bảo tính tương tác, tích hợp sẵn tính năng giao bài tập, bài kiểm tra và kết nối liên tục, an toàn với tính năng chat nhanh cùng khả năng phát trực tuyến trong điều kiện mạng Internet không ổn định. Việc quản lý cho đội ngũ ban giám hiệu cũng thuận tiện và dễ dàng với trang quản lí vận hành mạnh mẽ.[4]

  • Phần cứng

Phần cứng cho lớp OMO có thể tốn từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu cho một phòng học hỗn hợp. Tuỳ vào ngân sách và cơ sở hạ tầng hiện có, nhà trường có nhiều lựa chọn các phần cứng khác nhau với giá cả và tính năng đa dạng cho lớp học OMO của mình.  Dựa trên kinh nghiệm triển khai các lớp học OMO, chúng tôi phác thảo thiết kế phần cứng cơ bản cho một lớp học OMO điển hình:

(1) Internet tốc độ cao để kết nối không gian học tập online và offline, nơi học sinh học online đăng nhập bằng tài khoản ClassIn để tham gia lớp học và tương tác với các bạn học offline;

(2) Bảng tương tác để khi giáo viên viết thì cả học sinh online và offline đều nhìn thấy;

(3) Hệ thống microphone đa hướng và loa tích hợp giúp giảm tiếng vang và học sinh dễ dàng phát biểu;

(4) Camera góc rộng để học sinh online có thể nhìn thấy các bạn offline bao quát;

(5) Tuỳ chọn: Bộ máy tính bảng cho học sinh trong lớp sử dụng cho các hoạt động học tập tương tác.

[1] Katherine McEldoon and Emily Schneider, “7 tips from research for effective hybrid teaching,” Pearson, July 24, 2020, https://www.pearson.com/ped-blogs/blogs/2020/07/7-tips-from-research-for-effective-hybrid-teaching.html

[2] McEldoon and Schneider.

[3] “Community Building in the Classroom,” Center for Teaching and Learning, https://ctl.columbia.edu/resources-and-technology/teaching-with-technology/teaching-online/community-building/

[4] ClassIn website, https://www.classin.com/

4

Ảnh 3: Thiết kế Lớp học OMO điển hình được các nhà nghiên cứu minh họa

4.1
4.2

Ảnh 4: Giới thiệu cách thiết lập lớp học cho việc học qua OMO

PHẦN 4: MÔ HÌNH THỰC TIỄN: LỚP HỌC OMO TẠI ĐẠI HỌC BẮC KINH

 

Đại học Bắc Kinh (PKU) là trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Trung Quốc. Đây được coi là một trong những trường đại học danh giá nhất ở Trung Quốc và được QS xếp hạng top 18 trường đại học hàng đầu thế giới.

 

Vào năm 2021, PKU hợp tác với các trường đại học nổi tiếng từ 5 châu lục khác nhau để khởi động Chương trình Khóa học Mở Toàn cầu. Chương trình tập hợp sinh viên cả trong và ngoài nước để học theo hình thức online kết hợp offline với 6 khóa học do các giáo sư PKU giảng dạy. Các sinh viên đến từ Bắc Kinh đã tham gia các lớp học offline, cùng lúc đó các sinh viên quốc tế khác tham gia các lớp học trực tuyến qua ClassIn. Cả sinh viên online và offline đều được khuyến khích kết hợp làm việc nhóm, các buổi thảo luận liên tục trong giờ học.

5.1
5.2
5.3

Ảnh 5: Một lớp học OMO tại Đại học Bắc Kinh

 

Với ClassIn và mô hình OMO, trường ĐH Bắc Kinh đã mở rộng tuyển sinh, cho phép sinh viên từ khắp nơi trên thế giới tham gia các lớp học tại trường.

LỜI KẾT

Có thể thấy rõ rằng nền giáo dục đang ở bước ngoặt quan trọng. Các trường học có tầm nhìn xa đang nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phần mềm và quy trình của họ để hỗ trợ tương lai của giáo dục. Đầu tư vào giáo dục kỹ thuật số không nên được coi là thay thế cách học truyền thống, mà là một công cụ quan trọng cho phép đổi mới hướng tới tương lai. Giáo dục kết hợp nên được coi là một cách tiếp cận cho phép tận dụng ưu điểm của cả online và offline.

 

Mô hình OMO (Online merge Offline)-Tương lai của nền giáo dục thế giới

One thought on “Mô hình OMO (Online merge Offline)-Tương lai của nền giáo dục thế giới

Leave a Reply

Your email address will not be published.