VietTESOL 2022: Bí quyết xây dựng những lớp học thông minh của tương lai, ngay từ hiện tại

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu, tác động tích cực đến tất cả các ngành công nghiệp nói chung và giáo dục nói riêng. Nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi số trong việc dạy, học và nghiên cứu tại các trường và tổ chức giáo dục, tại Hội nghị Quốc tế VietTESOL 2022(*) vào ngày 16-18/09/2022 vừa qua, ClassIn vinh dự được cùng diễn giả quốc tế – thầy Jake Widdon mang đến những góc nhìn bổ ích, mới lạ về việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc xây dựng lớp học thông minh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại.

Bí quyết xây dựng lớp học thông minh ngày nay

Đôi nét về diễn giả – thầy Jake Widdon

xây dựng lớp học thông minh cùng thầy Jake Widdon

Thầy Jake Widdon – hiện là Head of Learning Experience tại Studycat. Thầy đã từng làm việc tại thị trường học ngoại ngữ Châu Á từ năm 2004 và có kinh nghiệm trong việc quản lý các hoạt động học thuật với tư cách là Regional Trainer cho Education First và Macmillan Education. Là một giám đốc khóa đào tạo với bằng DipTESOL của Trinity College London, thầy sở hữu bằng Quốc tế về Quản lý Giảng dạy Ngôn ngữ (IDLTM) của Đại học Queensland, và bằng Thạc sĩ về Học tập Ngôn ngữ và Phát triển Chuyên môn của Đại học Chichester. Gần 20 năm kinh nghiệm đào tạo giáo viên tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và Myanmar, thầy đã và đang xây dựng thành công mạng lưới hợp tác giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh bằng cách áp dụng nền tảng công nghệ giáo dục, với mục tiêu nhằm cải tiến phương pháp và công cụ giảng dạy và mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và khả năng tương tác với học sinh.

Chia sẻ bí quyết xây dựng lớp học thông minh từ thầy Jake Widdon tại VietTESOL 2022

Với chủ đề “Creating future classrooms today” (Kiến tạo nên những lớp học của tương lai, ngay từ hôm nay), thầy Jake bắt đầu phần trình bày bằng cách phân loại các trường học, tổ chức giáo dục và khả năng ứng dụng công nghệ của họ hiện tại, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết của việc cộng tác, hỗ trợ song song của đội ngũ giáo viên và phụ huynh trong cách tích hợp các ứng dụng trực tuyến hiện đại vào môi trường học tập.

xây dựng lớp học thông minh ngày nay

Đây cũng là một cơ hội mà các thầy cô có thể tìm hiểu chi tiết hơn về triết lý Bốn Trụ Cột Giáo dục (4 pillars of learning) – 4 yếu tố chính giúp tạo môi trường học tập hấp dẫn, triển khai lớp học thông minh và giúp học sinh tích cực tiếp thu bài học hiệu quả hơn, bao gồm:

  1. Focusing Attention – Tăng khả năng tập trung

Theo nhiều lợi ích được dẫn chứng từ khoa học cho thấy, khả năng tập trung cao độ là kỹ năng vô cùng cần thiết để làm việc và học tập tốt, không chỉ đối với người lớn mà cũng quan trọng không kém trên hành trình phát triển của trẻ em. Thực vậy, với vốn thời gian nhất định, khi tập trung trí tuệ, sức lực cho học tập, tiềm năng của con người sẽ được phát huy đến mức cực điểm, tương tự kết quả học tập của các bé sẽ được cải thiện đáng kể nếu em có khả năng tập trung học tập.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, thời gian tập trung của trẻ từ 3-8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút. Thời gian trẻ lứa tuổi này tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Do vậy, sự giúp đỡ của thầy cô và bố mẹ trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng của trẻ là vô cùng quan trọng. Thầy Jake cũng đưa ra một vài gợi ý bằng việc dạy học thông qua các trò chơi như lego, dạy trẻ cách phân biệt thông tin quan trọng hay tập cách tóm tắt một chủ đề chỉ trong một vài câu… trong lớp học cũng là những cách hiệu quả giúp hình thành sự tập trung cao độ, tính kiên nhẫn từ nhỏ của các bé.

xây dựng lớp học thông minh cùng bốn trụ cột giáo dục
  1. Active Engagement – Nâng cao chủ động tham gia tương tác

Đối với nhiều giáo viên, việc tạo một bài học “hấp dẫn” đồng nghĩa với việc làm cho bài học trở nên “vui nhộn” bằng cách chiếu video, chơi trò chơi,… nhằm giúp học sinh giải trí trong giờ học và thu hút sự chú ý của trẻ em. Thế nhưng, quá trình tiếp thu thông tin bằng cách chú ý một cách thụ động vẫn chưa đủ hiệu quả. Để thực sự hiểu sâu bài học, học sinh cần phải tham gia tương tác, liên kết thực sự với các chủ đề.

Tương tác với một chủ đề là khi học sinh có thể kết nối chủ đề đó với một sự kiện ý nghĩa, quan trọng trên thế giới, một kiến thức mà em đã học được qua trải nghiệm hoặc đã từng trải qua trước đây, hay cũng có thể là một chủ đề đủ hứng thú thôi thúc các em có cảm giác tò mò muốn tìm hiểu thêm. Khuyến khích học sinh chủ động đặt câu hỏi, tham gia tương tác cũng có vai trò tích cực trong phát triển kỹ năng trình bày thông tin, khám phá ý tưởng mới và đào sâu hơn những kiến thức về chủ đề đó.

xây dựng lớp học thông minh ngày nay
  1. Increasing Challenge – Tăng cường thử thách để tạo động lực tiến bộ

Đối với học sinh, việc dễ dàng hoàn thành các bài tập được giao mà không cần cố gắng trong thời gian dài sẽ dễ gây cho các em cảm giác nhàm chán, thiếu động lực tập trung học tập. Vì thế, việc cải thiện giáo án giảng dạy, nâng cấp độ khó của các bài tập phù hợp với trình độ của học sinh sẽ khơi gợi hứng thú học tập, thúc đẩy học sinh học cách chinh phục và vượt qua thách thức, bước ra khỏi vùng an toàn.

Thầy cô có thể tạo các hoạt động thi đua giữa các nhóm, phát triển các bài tập nâng cao trên nền tảng công nghệ để các em cố gắng phát triển bài học sinh động hơn. Ngoài ra, hoạt động nhóm còn mang lại nhiều lợi ích giúp cho buổi học thêm hấp dẫn. Bên cạnh đó, giáo viên có thể đưa ra nhiều câu hỏi mở để giúp học sinh trao dồi khả năng suy nghĩ, chia sẻ theo quan điểm cá nhân, từ đó thử thách sự sáng tạo của bản thân mình.

xây dựng lớp học thông minh ngày nay
  1. Continous Feedback – Thường xuyên đưa ra nhận xét, phản hồi

Ngay cả khi một học sinh biết tập trung chú ý, tham gia tương tác bài học tích cực và chăm chỉ thực hành các bài tập nâng cao, vẫn sẽ có những lúc em mắc lỗi hoặc làm sai trong quá trình học tập. Đây chính là cơ hội tốt để các em có thể học hỏi, khắc phục và ghi nhớ các lỗi sai một cách lâu hơn.

Là giáo viên, thay vì la mắng, gạt bỏ những sai lầm của học sinh hay biến những lỗi sai này thành những trải nghiệm tiêu cực cho học sinh, thầy cô nên cố gắng đưa ra những phản hồi hữu ích, chi tiết càng sớm càng tốt, để các em có cơ hội kịp thời rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Khi trẻ em hiểu được rằng sai lầm cũng là một phần của quá trình học tập, các em sẽ biết mở lòng đón nhận những nhận xét có tính xây dựng từ thầy cô, từ đó biết khiêm tốn học hỏi, phát triển khả năng phục hồi để tiếp tục chinh phục những vấn đề khó khăn hơn.

xây dựng lớp học thông minh ngày nay

Với thời đại công nghệ số hiện nay, việc phát triển các chương trình giảng dạy tiên tiến và kết nối giáo viên với học sinh ngày càng dễ dàng hơn bao giờ hết. Thầy Jake cũng nhấn mạng rằng: “Công nghệ không được tạo ra để thay thế, mà để trở thành cánh tay đắc lực cho giáo viên. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nhà trường đem về những thiết bị, ứng dụng công nghệ tối tân nhất nhưng thầy cô lại không biết sử dụng hiệu quả. Lớp học của tương lai là nơi mà công nghệ trở thành chiếc bàn đạp để thầy cô có thể tương tác hiệu quả với nhiều học sinh hơn, một cách thuận tiện hơn”.

Xem lại phần trình bày của thầy Jake Widdon tại Link

xu hướng xây dựng lớp học thông minh ngày nay

(*) VietTESOL là Hội nghị Quốc tế được tổ chức thường niên dành cho các giáo viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người đam mê tiếng Anh, là sân chơi học thuật để trao đổi và chia sẻ những ý tưởng, suy nghĩ, kinh nghiệm và nguồn lực.