3 Kiểu tranh luận giúp nâng cao kỹ năng tư duy phản biện (Critical Thinking)

0
tư duy phản biện

Debate

Tranh luận (debate) có tiềm năng rất lớn để xây dựng các kỹ năng như tư duy phản biện, giao tiếp, làm việc đội nhóm và giải quyết xung đột trong lớp học. Lợi ích của việc tranh luận giữa các lĩnh vực, chủ đề là để làm sinh động chương trình giảng dạy và khuyến khích sự tham gia tương tác của các bạn học sinh hơn so với việc chỉ ngồi học thụ động.

  1. 1. Đối tượng :
    Học viên trình độ pre-intermediate trở lên đến advanced learners.

  2. 2. Mục tiêu tiến hành debate:
    • Sử dụng tranh luận để dạy và cải thiện các kỹ năng đọc, viết, nói và tư duy phản biện của học sinh.
    • Thực hiện các kỹ thuật đóng vai để củng cố kỹ năng hiểu biết và lập luận thông tin.
    • Xây dựng sự đồng cảm, kỹ năng nhìn nhận và công nhận quan điểm của đội bạn. Hướng dẫn học sinh tránh tâm lý hiếu thắng tiêu cực, hình thành hiểu biết về các vấn đề xã hội hiện tại thông qua tranh luận để góp phần tạo nên cái nhìn khách quan cho học sinh khi tự đối diện với các khó khăn trong cuộc sống thực tế.
Quá trình rèn luyện tư duy phản biện thông qua việc tranh luận

3. Hình thức tranh luận:

4. Ví dụ minh họa: OPEN DEBATE vì hình thức này dễ áp dụng nhất trong lớp.


Ví dụ với topic:
“Some people think that all university students should study whatever they like. Others believe that they should only be allowed to study subjects that will be useful in the future, such as those related to science and technology. Discuss both views and give your opinion

  • Cách thực hiện:
  • Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
  • Hướng dẫn học sinh dùng hiệu lệnh “SNAP” để lấy được quyền trả lời, học sinh nhóm nào muốn trả lời thì phải nói “SNAP” trước khi đưa ra ý kiến của mình. Tất cả học sinh trong nhóm đều có quyền nói, miễn là phải nhanh và nói được SNAP để giành quyền trả lời, nếu không có hiệu lệnh “SNAP” thì xem như câu trả lời không được công nhận, đội nào đưa ra được nhiều ý kiến giáo viên chấp nhận hơn sẽ là đội chiến thắng.
  • Ví dụ:
    Nhóm 1: tranh luận cho “students should only be allowed to study subjects that will be useful in the future”
    Nhóm 2: tranh luận cho “students should study whatever they like, they are free to choose their preferred areas of study”
  • Bắt đầu debate:
  • HS 1A: SNAP: subjects like medicine, engineering and information technology are more beneficial than art degrees because those courses provide more job opportunities on the market.
  • HS 2A: SNAP: society will benefit more if students are passionate about what they are learning
  • HS 1B: SNAP: studying courses such as IT will offer higher salary to improve quality of life, therefore, society will be highly developed
  • HS 2B: SNAP: no one can predict the future as well as which areas of knowledge will be the most useful ones in upcoming years. Time changes and so do careers
  • HS 2C: SNAP: bla bla
  • Cứ tiếp tục tranh luận đến hết 10’ và giáo viên sẽ tính xem nhóm nào nhiều ý kiến hay hơn sẽ chiến thắng.

5. Reflection sau debate:
Mỗi đội sẽ nói về những ý kiến của đội bạn mà mình tâm đắc và 2 bên đều công nhận sự cố gắng và đóng góp lẫn nhau qua nội dung tranh luận.

Không chỉ tranh luận, mà việc nhận xét và rút ra kinh nghiệm cũng góp phần làm tăng tư duy phản biện

KẾT LUẬN:
Qua các hoạt động debate sẽ giúp cho học viên tăng khả năng làm việc nhóm, rèn luyện tư duy phản biện, tăng kiến thức và đặc biệt là trao cơ hội công bằng cho tất cả các thành viên trong nhóm đều phải nói. Học sinh có khả năng ngôn ngữ mạnh hơn sẽ push và khuyến khích cũng như giúp đỡ các bạn yếu hơn nói lên ý kiến của nhóm, từ đó tăng tinh thần đồng đội hơn sau buổi học.

Để hỗ trợ thêm cho quá trình dạy học, thầy cô có thể tìm hiểu thêm về Kahoot tại đây nhằm củng cố tính đa dạng của lớp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.