Personalized learning được xem là một “cuộc cách mạng” lớn trong e-learning của thế kỷ 21. Trong bài viết này, ClassIn sẽ giới thiệu đến thầy cô hình thức học tập cá nhân hóa và những lợi ích mà Personalized learning đem lại.
Personalized learning là gì?
Không giống các lớp học truyền thống với sĩ số từ vài chục học sinh trở lên, lấy giáo viên làm trung tâm, lịch trình dạy và học dày đặc. Personalized learning – cá nhân hóa giáo dục là sự tối ưu lộ trình đào tạo sao cho phù hợp với từng học sinh về năng lực tiếp thu, giáo trình được điều chỉnh tùy mục đích học tập và lịch trình giáo dục được cân đối tùy vào khả năng hấp thu kiến thức của mỗi học sinh.
Trong môi trường giáo dục đề cao phương pháp personalized learning, mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh là thước đo cho sự thành công cuối cùng của phương pháp này. Personalized learning giúp giáo viên hiểu rõ tiến trình học tập, điểm mạnh và điểm yếu về năng lực tiếp thu, cũng như phong cách học tập riêng của từng học sinh. Còn đối với học sinh, mức độ gắn kết với giáo viên càng chặt chẽ thì càng giúp giáo viên sớm có sự điều chỉnh giáo trình, điều tiết mức độ truyền đạt sao cho phù hợp trong mỗi giai đoạn học tập khác nhau.
Thông thường trước khi bắt đầu vào chương trình học tập cá nhân, người học được làm bài kiểm tra đầu vào. Xét trên bài kiểm tra, người học sẽ tham gia vào những lớp học, nội dung chương trình phù hợp với kiến thức, kỹ năng của mình.
Với hình thức học tập cá nhân đã chuyển đổi vai trò của giáo viên từ người truyền tải nội dung, kiến thức trở thành người hướng dẫn. Thầy cô phải thực hiện nhiều nhiệm vụ như dành thời gian để nghiên cứu mỗi người học (tính cách, điểm mạnh – yếu, mục tiêu học), thiết kế và xây dựng khóa đào tạo phù hợp với cách học tập của mỗi cá nhân, học cách sử dụng công nghệ trong quá trình giảng dạy.

Lợi ích của personalized learning
Người học là những cá thể hoàn toàn không giống nhau. Mỗi cá nhân đều sở hữu những nhu cầu, sở thích và cách học tập khác nhau. Ngoài ra, còn có độ tuổi, trình độ học vấn và văn hóa xã hội cũng mang lại sự khác nhau. Chính vì thế, hình thức personalized learning sẽ hiệu quả hơn cách học truyền thống theo hoạt động một khuôn mẫu áp dụng cho tất cả người học.
Tính linh hoạt
Không gian học tập của học sinh trong “Học tập cá nhân hóa” không còn đơn thuần là 4 bức tường với bảng, phấn, bục giảng. Ở mô hình này trong eLearning, học sinh có thể sử dụng nhiều cách thức học tập để lấp lỗ hổng cản trở sự tiến bộ của mình mà không nhất định phải có mặt trên trường học vào một khung giờ cố định mà thay vào đó có thể học mọi lúc, mọi nơi. Từ đó linh hoạt và chủ động hơn với việc học tập.
Nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh
Để đạt được kết quả mong đợi trong mô hình personalized learning thì ý thức của học sinh là điều kiện bắt buộc. Giáo viên ở đây đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ chứ không phải truyền tải kiến thức theo cách ghi chép như mô hình truyền thống. Điều này giúp các em phát huy tối đa tư duy phản biện, tính sáng tạo của mình và không bị ỷ lại vào những khái niệm khô khan thụ động.
Thúc đẩy tính tự giác học tập
Với phương pháp personalized learning, học sinh được quyền lựa chọn lớp học, nội dung và tốc độ học tập phù hợp với mình do đó việc học tập sẽ trở nên dễ dàng và ít áp lực hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy được ý thức tự giác học tập của học sinh. Bên cạnh đó, các em đã có được sự chủ động khi tự lựa chọn được thời gian học phù hợp với thời gian biểu của mình nên sẽ tập trung vào các lớp học hơn.

Tóm lại, personalized learning đem lại rất nhiều lợi ích cho người học và giáo viên, cũng như là một phương pháp hiệu quả cho ngành giáo dục e-learning hiện nay. Thầy cô có thể tham khảo phương pháp này để đem lại một lớp học tốt nhất cho các em học sinh của mình nhé!
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp Problem-based Learning