Trong bất kì buổi học nào, các giáo viên cũng đều phải đồng thời cân bằng giữa việc “học” và “hành” trong một lớp từ hàng chục đến hàng trăm học sinh. Và kể từ năm ngoái, hầu hết chúng ta đều phải cố gắng thực hiện điều này qua một màn hình “Zoom” nhỏ. Đối với các giáo viên mà nói, điều này thật sự là quá sức. Thiết kế khóa học một cách thông minh chính là “con đường lui” cho bất kì ai trong thời điểm đó.
Chức năng chính của bộ não chính là xử lý thông tin. Và khi sự căng thẳng của quá trình xử lý thông tin – còn gọi là tải trọng nhận thức – trở nên quá nhiều, thì việc cảm thấy quá tải là điều hiển nhiên. Vì thế nên cho não bộ được nghỉ ngơi là một việc rất quan trọng.
Với những điều được rút ra trong quá trình nghiên cứu tâm lý học và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, và với tư cách là một giáo sư ngành hệ thống thông tin máy tính tại đại học Bentley, tôi đã tự soạn ra 5 câu hỏi đơn giản để tự vấn bản thân những lúc tôi cảm thấy choáng ngợp, trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng trước khi tìm hiểu về những câu hỏi đó, hãy cùng tôi định nghĩa lại những vấn đề được đề cập.
Thuyết tải trọng nhận thức là gì?
Con người và máy tính có 1 điểm chung, đó là đều sở hữu một bộ nhớ hữu hạn mà sẽ trở nên quá tải vào một lúc nào đó. Đối với những người làm về giáo dục, luôn luôn có 2 loại tải trọng nhận thức cần được biết đến: thứ nhất là nội tại, được hiểu là những kiến thức và chủ đề mà bạn đang giảng dạy, thứ hai là tải trọng ngoại cảnh, là cách bạn trình bày, truyền tải bài giảng của mình đến với học sinh.
Dù bạn đang dạy một lớp trực tuyến, trực tiếp hay kết hợp, luôn có một vài chi tiết về các tải trọng ngoại cảnh mà bạn cần lưu ý:
- -Luôn nhớ tên và cách xưng hô với học sinh
- -Luôn nhớ kiếm tra cửa sổ chat ( trong trường hợp có học sinh phải học trực tuyến hoặc toàn bộ học sinh học trực tuyến)
- -Phải căn thời gian
- -Duy trì việc giao tiếp bằng mắt
- -Theo dõi ngôn ngữ cơ thể của học sinh
Chìa khóa để tránh cảm thấy quá tải đó chính là bạn cần lược bỏ bớt đi những tiểu tiết bên ngoài mà chú ý hơn vào vấn đề cốt lõi bài học của bạn. Sau khi toàn vẹn được bài giảng chắc chắn bạn sẽ có đủ thời gian để bao quát những chi tiết nhỏ, điều này sẽ làm bạn cảm thấy dễ thở hơn rất nhiều.( Trong bài viết này tôi sẽ tập trung vào cách thiết kế bài giảng, còn bài viết thứ 2 tôi sẽ bắt đầu nói về những việc cần làm trước khi bắt đầu tiết học nhằm tránh cảm giác căng thẳng quá tải cho cả giáo viên lẫn học sinh).
Thiết kế khóa học để cho não bộ được nghỉ ngơi
Hãy bắt đầu bằng việc hỏi bản thân một câu hỏi :”Mình có thể làm gì để vẽ ra trước kế hoạch?” Khi bạn đang phải suy nghĩ về học kỳ sắp tới, hãy tự hỏi bản thân 5 câu hỏi sau:
1:Tôi có thể sử dụng lại những gì?
Khi bạn tự vấn câu hỏi này, luôn phải nhớ rằng định nghĩa “tái sử dụng” là rất rộng. Nó không chỉ có nghĩa là “Tôi có thể sử dụng lại cùng một tài liệu không?” (điều mà bạn nên làm nếu bạn có thể). Thay vào đó, điều đó có nghĩa rằng bạn đang tận dụng tối đa thời gian của mình. Ví dụ, tôi đang có một khóa học dài 15 tuần và tôi sẽ dành ra ít nhất 15 giờ mỗi tuần để chuẩn bị cho khóa học đó. Tôi luôn cố gắng đảm bảo rằng thời gian của mình được sử dụng hiệu quả nhất có thể. Nếu tôi chọn nhiều tài liệu mới, điều đó đồng nghĩa tôi phải tốn nhiều sức lực hơn để chuẩn bị cho tài liệu đó, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, do đó tôi sẽ có ít thời gian hơn để quan tâm đến những vấn đề khác như thử nghiệm các phương pháp giảng dạy, thuyết trình hoặc là nâng cấp và chấm điểm các bài tập.
Tôi cân bằng việc đó bằng cách xác định các loại câu hỏi, tài liệu, phương pháp giảng dạy mà tôi đã sử dụng ở trong các khóa học trước, từ đó tôi sẽ bắt đầu xây dựng nên hướng đi cho một chủ đề mới. Và tôi cũng sẽ tìm hiểu xem liệu học sinh của tôi đã có đủ những kỹ thuật hoặc kiến thức nền từ những khóa học khác. Tôi luôn cố gắng giảm thiểu đi những tiểu tiết, những thông tin thừa để trình bày những kiến thức quan trọng chủ đạo, từ đó học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.
Và cũng cùng một câu hỏi đó, vấn đề sẽ được mở rộng ra rằng liệu sức lực của bạn có đang được dùng một cách hiệu quả trong việc tạo nội dung mới ngay từ đầu hay không. Vào năm ngoái, tôi có tìm hiểu cách xây dựng khóa học mới, nhưng sau khi tôi thấy những khó khăn mà các sinh viên và đồng nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển sang học trực tuyến, tôi đã quyết định dừng việc nghiên cứu lại vì cho rằng nó sẽ tạo thêm gánh nặng cho mọi người hơn là giúp đỡ họ giải quyết vấn đề đang gặp phải.
2.Các môn học của tôi có phù hợp với các mục tiêu cốt lõi của khóa học hay không?
Hãy xem thử xem liệu khóa học của bạn có đang khó chỗ cần khó, dễ chỗ cần dễ hay không, hoặc, học sinh có cần phải sở hữu vốn kiến thức rộng về một chủ đề nhất định hay không? Liệu bạn có thể gạt bỏ những thứ nằm ngoài phạm vi dạy học của bạn không?
Là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ta thường rất dễ rơi vào cái bẫy “thừa còn hơn thiếu”. “Tôi đã phải học tất cả những thứ này nên học sinh của tôi cũng phải vậy”. Bạn phải nên học cách bỏ qua những điều nhỏ nhặt đó và tập trung vào vấn đề chính, vào những gì mà bạn cho là có giá trị nhất, nếu làm được điều đó bạn sẽ thành công hơn trong công việc giảng dạy.
3.Tôi đã mô-đun hóa các chủ đề sẽ được đề cập đến chưa?
Nếu có thể, hãy chia bài học của bạn thành nhiều phần nhỏ. Thường thì ta sẽ chia nhỏ ra 5 đến 10 phút mỗi phần, nhưng tôi tin là 15 phút sẽ ổn nếu như phần kiến thức được đề cập đến thực sự hấp dẫn.
Tốt nhất là bạn nên để các chủ đề độc lập với nhau, vì nếu bạn không có đủ thời gian để giải quyết hết các vấn đề, bạn vẫn có thể tiếp tục trong các buổi học khác. Và một điều cần lưu ý nữa đó là các chủ đề nên được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, chẳng hạn như là A-B-C-D, vì nếu có một bài học nào đó dài hơn dự tính, bạn có thể xoay tua sang các bài học khác một cách dễ dàng.
4.Tôi đã sắp xếp và tích hợp các chủ đề chưa ?
Bạn phải hiểu rằng, các chủ đề nên được độc lập với nhau những không phải là độc lập tới mức bạn không thể xếp chúng vào một bức tranh lớn được. Các bài tập phải được thiết kế theo kiểu cấp bậc, mỗi lần học sinh hoàn thành 1 bài học là sẽ lên được một “bậc thang” mới và cứ tiếp tục như vậy. Điều này sẽ giúp tăng cường trí nhớ dài hạn cũng như tăng khả năng liên kết các sự vật, sự việc của học sinh.
Càng liên kết các chủ đề với nhau, ta sẽ càng giải phóng được tải trọng nhận thức và chuyển sang trí nhớ dài hạn. Tôi thường dạy các khóa học dạy về phân tích tình huống, và học sinh thường than vãn rằng chúng rất khó hiểu. Do đó, vào tuần thứ năm, tôi đã tìm cách liên kết cuộc thảo luận hôm đó với các cuộc thảo luận trước, cũng như là dự báo trước các tình huống sắp xảy ra. Bằng cách đó, tôi và học sinh có thể luyện được cách liên kết, xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau hơn là việc chỉ học vẹt mớ kiến thức.
5.Khóa học của tôi có khuyến khích học sinh tự chuẩn bị không?
Có rất nhiều cách để khuyến khích học sinh tự chuẩn bị bài học, nhưng bạn nên tập trung vào cách chuẩn bị giúp giảm tải nhận thức, nghĩa là bỏ qua các tiểu tiết không đáng có. Một ví dụ điển hình là làm việc nhóm: Phương pháp “chia để trị” sẽ giúp các học sinh làm đều các phần việc, sau đó các học sinh sẽ tóm tắt lại cho nhau kiến thúc, giúp giảm đi khối lượng kiến thức mà mỗi học sinh phải tiếp thu cũng như là tiết kiệm được thời gian giảng dạy của bạn.
Hãy nhớ rằng: Luôn tích cực và luôn sáng tạo
Luôn lập kế hoạch cho khóa học của bạn, dù đó là khóa hoàn toàn mới hoặc khóa học đã diễn ra trong 1 thời gian dài, vì đó là các cơ hội hoàn hảo để bạn thể hiện sự tích cực và tính sáng tạo của mình. Tập trung vào các giá trị cốt lõi sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả học tập của học sinh hơn. Điều đó cũng sẽ giúp bạn phần nào trong việc đưa ra quyết định và trong việc chọn góc nhìn. Nếu bạn làm như lời tôi nói, học sinh của bạn và chính bạn trong tương lại sẽ cảm ơn bạn của hiện tại rất nhiều.