Active Learning – 4 lợi ích của học tập tích cực

active learning

Active learning đang là một phương pháp rất được quan tâm hiện nay. Đây là mô hình trái ngược với các phương thức giảng dạy “truyền thống”, trong đó học sinh là những người thụ động tiếp nhận kiến thức từ thầy cô giáo. Trong bài viết này, hãy cùng ClassIn tìm hiểu về active learning, và những lợi ích mà phương pháp giảng dạy này đem lại nhé!

>>> Xem thêm: Khám phá Flipped Classroom – Mô hình lớp học đảo ngược trong giáo dục hiện đại – ClassIn Blog

Active learning là gì?

Active learning (Học tập tích cực) là một kỹ thuật sư phạm được 2 vị giáo sư Charles Bonwell và James Eison đưa ra trong cuốn sách năm 1991 của họ về Học tập tích cực: Tạo hứng thú trong lớp học. Bonwell và Eison cho rằng việc giảng dạy không nên tập trung vào việc truyền đạt thông tin cho người học thông qua những bài giảng mà nên tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các kỹ năng, đồng thời thu hút học sinh với tư duy bậc cao, dù bằng phương thức như đọc, viết hay thảo luận bài tập.

Học tập tích cực đề cập đến các phương pháp giảng dạy mang đến cho học sinh cơ hội trải nghiệm các khái niệm lặp đi lặp lại, theo nhiều cách khác nhau và nhận phản hồi ngay lập tức, để có thể ghi nhớ kiến thức một cách tốt nhất. Các hoạt động học tập tích cực có thể liên quan đến các chiến lược giảng dạy bao gồm những việc như đóng vai, giải quyết vấn đề, bỏ phiếu, tranh luận, làm việc nhóm, nghiên cứu tình huống và mô phỏng.

active learning

Phương pháp này tập trung vào việc khuyến khích và động viên người học tự tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin, tự mình tổ chức, xử lý và tổng hợp thông tin thay vì lệ thuộc vào các bài giảng của giáo viên. Đồng thời nó đòi hỏi người học phải tham gia vào các hoạt động như giải thích điều đã học dựa trên quan điểm riêng của mình, chia sẻ ý kiến cá nhân, trao đổi, tranh luận, phân tích, suy luận và ứng dụng thực tế nhằm tích lũy thêm nhiều tri thức cũng như kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. 

4 Lợi ích của active learning

1. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Một lợi ích của active learning là nó giúp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm của học sinh. Thay vì chỉ đơn giản là lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, kiểu học này tận dụng sức mạnh của sự hợp tác trong nhóm để học và giải quyết vấn đề. Thông qua các hoạt động tương tác, học sinh sẽ có thể trang bị cho mình những kỹ năng cộng tác cần thiết mà họ cần để làm việc nhóm thành công.

2. Xây dựng sự tự tin cho học sinh

Học tập tích cực tạo ra một môi trường nơi người học được đưa ra khỏi vùng an toàn của họ. Học sinh sẽ chia sẻ suy nghĩ, ý kiến và kết luận của mình về một số chủ đề nhất định thay vì chỉ đơn giản là nghe giảng và bị nhồi nhét kiến thức bởi thầy cô giáo. Một khi các em cảm thấy thoải mái hơn khi phát biểu, học sinh sẽ tự do hơn xây dựng sự tự tin của họ. Tự tin trong công việc chắc chắn là một lợi ích của việc học tập tích cực, điều này sẽ mang lại cho học sinh sức mạnh để thực hiện nhiều việc hơn một cách nhanh chóng, hiệu quả và đạt chất lượng cao.

active learning

3. Giúp việc học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn

Không có gì nhàm chán hơn là chỉ ngồi nghe giảng cho đến khi lớp học kết thúc. Việc thiếu tương tác dẫn đến trải nghiệm cá nhân hóa học tập kém, lãng phí thời gian, năng lượng và tiền bạc. Vậy thì đâu là giải pháp? – chuyển sang học tập tích cực. Một lợi ích khác của việc học tích cực là giúp lớp học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Điều này chủ yếu là vì học sinh đều được tham gia, đóng vai trò trong các hoạt động và thảo luận cũng như áp dụng kiến thức của họ vào thực tế.

4. Tạo động lực cho người học

Trong một môi trường học tập tích cực, không ai là vô hình. Như đã chỉ ra trong các phần trước, hình thức học tập này đòi hỏi sự hiện diện và hợp tác của mọi người để tạo ra một cuộc thảo luận hiệu quả. Đổi lại, học sinh được khuyến khích chuẩn bị trước và đảm bảo rằng họ sẵn sàng đáp ứng và tham gia vào các lớp học. Nhờ vậy, học sinh sẽ bắt đầu có động lực theo thời gian và có nhiều khả năng đầu tư vào việc học của mình hơn.

active learning

Trên đây là một vài thông tin về active learning, thầy cô có thể tham khảo và áp dụng vào lớp học của mình nhé!