Khám phá Flipped Classroom – Mô hình lớp học đảo ngược trong giáo dục hiện đại

Flipped Classroom

Flipped Classroom vẫn còn khá mới ở Việt Nam nhưng đây là một mô hình dạy học quan trọng trong nền giáo dục hiện đại và góp phần to lớn vào quá trình cải tiến giáo dục nước ta. Trong bài viết này, mời quý thầy cô cùng khám phá lớp học đảo ngược Flipped Classroom của ClassIn nhé!

>>> Xem thêm: Flipped learning – Học tập đảo ngược là chìa khóa để thay đổi cách dạy và học sau đại dịch

Flipped Classroom – Mô hình lớp học đảo ngược là gì?

Flipped classroom là mô hình mà trong đó trình tự giảng dạy sẽ ngược lại so với mô hình giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Mô hình này tập trung vào không gian học tập cá nhân và không gian học tập nhóm sẽ được dùng để tương tác, tranh luận, thảo luận làm rõ vấn đề, thay vì dùng để thuyết giảng, nghe giảng như trước đây.

Nói một cách đơn giản, học sinh sẽ học bài trước khi lên lớp thông qua các video quay sẵn, tài liệu hỗ trợ. Đôi khi là các cuộc thảo luận trực tuyến và chuẩn bị câu hỏi, chủ đề thảo luận. Sau đó, khi lên lớp, học sinh đặt các câu hỏi để giáo viên giải đáp; cùng làm bài tập và thảo luận nhóm… để hiểu sâu và mở rộng kiến thức.

Không chỉ hướng tới sự chủ động tích cực của người học, mô hình này cũng chú trọng tương tác giữa người học và giáo viên, người học tham gia phát biểu, thảo luận, xây dựng bài giảng, chốt kiến thức cùng giáo viên. Như vậy, mọi hoạt động học trên lớp học đảo ngược đều xoay quanh người học, lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy học trò tích cực và năng nổ hơn.

Flipped Classroom

Ưu điểm của Flipped Classroom

Lớp học đảo ngược tạo môi trường học tập linh hoạt, cho phép học sinh lựa chọn cách thức, địa điểm, thời gian học tập phù hợp với lịch trình cá nhân, giáo viên cũng sẽ linh hoạt hơn trong đánh giá việc học tập của học sinh.

Như đã đề cập, trong lớp học truyền thống, giáo viên là trung tâm thông tin, HS có thảo luận đều xoay quanh những ý kiến chủ đạo, dẫn dắt của thầy cô. Ở mô hình lớp học đảo ngược, học sinh là trung tâm; thời gian ở lớp dành cho thảo luận các kiến thức sâu hơn, tạo cơ hội học tập phong phú, kết nối, ứng dụng, phản biện.

Flipped Classroom cung cấp nội dung học tập một cách có định hướng, qua đó sẽ tối ưu hóa thời gian ở lớp. Thầy cô xác định rõ nội dung và mục đích bài học cho học sinh, còn học sinh chủ động tìm kiếm, khám phá, lĩnh hội.

Mô hình này đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng chuyên môn so với lớp học truyền thống. Giáo viên liên tục quan sát học sinh, cung cấp cho các em những phản hồi thích hợp vào đúng thời điểm cần thiết, đánh giá bài làm của học sinh. Thầy cô kết nối mỗi thành viên trong lớp để nâng cao việc học tập. Đồng thời, giáo viên cộng tác với nhau, cùng suy nghĩ và chịu trách nhiệm trong việc cải tiến phương thức dạy và học.

So sánh Lớp học đảo ngược và Lớp học truyền thống

6 bậc học Lớp học đảo ngượcLớp học truyền thống
1. Nhớ
2. Hiểu
Tài liệu được lưu trữ trên E-learning bằng các video. Học sinh xem và tìm hiểu trước khi đến lớp.Thầy cô dành chủ yếu thời gian để giảng bài.
3. Ứng dụng
4. Phân tích
5. Đánh giá
6. Sáng tạo
Thầy cô và học sinh cùng thảo luận kiến thức, thực hành và làm bài tập để hiểu bài kỹ hơn.Học sinh tự mình làm bài tập và thực hành sau khi nghe thầy cô giảng bài.

>>> Xem thêm: Open Educational Resources (OER): Tài nguyên giáo dục 4.0 mở trong thời đại số hoá

Mặc dù mô hình lớp học đảo ngược còn khá mới mẻ và sẽ gây nhiều trở ngại với các em học sinh khi mới bắt đầu học nhưng Flipped Classroom đem lại rất nhiều lợi ích để có được một lớp học hiệu quả, đặc biệt là lớp học online. Thầy cô có thể áp dụng mô hình này vào quá trình giảng dạy của mình để giúp các em học sinh học tập một cách tốt nhất nhé!