Critical thinking – Tư duy phản biện

TẠI SAO CẦN PHẢI PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH?

Tư duy phản biện(critical thinking) sẽ giúp học sinh của bạn xem xét lại mọi thứ chúng đọc, nghe, nhìn và nghĩ.
Một thông tin có thể chứa bất kỳ lỗi nào, bằng cách phát triển kĩ năng tư duy phản biện, học sinh có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn và hiểu sâu hơn về các vấn đề.

Tư duy phản biện
Rèn luyện tư duy phản biện
  • Thông tin tồn tại ở khắp mọi nơi. Một phần thông tin đó có thể không đầy đủ, có thể không chính xác. Ngoài những lỗi thông tin sai lệch do vô tình thì cũng sẽ có những nguồn thông tin sai lệch được cố ý đưa ra.Vì thế chúng ta đều cần phải xem xét và đánh giá nguồn thông tin đó để đưa ra kết quả tốt nhất.

1) LUÔN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH TRẢ LỜI CÂU HỎI

  • Yêu cầu học sinh giải thích suy nghĩ và chia sẻ ý tưởng, ý kiến ​​về các diễn biến hàng ngày ở lớp học và trong thế giới xung quanh . Sử dụng các câu hỏi thăm dò như:
    “Làm sao em biết điều đó? “
    ” Tại sao em lại nghĩ như vậy? “
    Để giúp học sinh của bạn luôn trong trạng thái tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao tư duy phản biện.
    2) THAY ĐỔI CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA KHÁC NHAU
  • Bạn sẽ phải dùng các câu hỏi, bài tập hay trò chơi để hỏi về một vấn đề, học sinh của bạn sẽ phải tư duy các cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Hoặc có những câu hỏi hay tình huống mở để học sinh được đưa ra một quan điểm hay cách giải quyết khác. Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh của bạn khám phá những quan điểm độc đáo giúp mở rộng góc trả lời và sự hiểu biết cho học sinh. Bạn cũng có thể sử dụng các app dạy học như ClassIn nhằm đổi mới thêm cho việc dạy học của bạn.

  • 3) DẠY HỌC SINH CÁCH SO SÁNH
  • Yêu cầu học sinh so sánh ý tưởng của chúng với ý tưởng của bạn hoặc liệt kê những ưu điểm và nhược điểm của các lựa chọn thay thế khác nhau khi đưa ra lựa chọn. Hỏi chúng để so sánh các kết quả có thể có của mỗi tùy chọn trong ngắn hạn và dài hạn. So sánh giúp học sinh phân tích và đánh giá các khả năng một cách cẩn thận trước khi thực hiện quyết định đúng.
    4) LIÊN HỆ BẢN THÂN
  • Để học sinh biết bạn đang suy nghĩ như thế nào trước một vấn đề . Khi nào bạn đang giải quyết một vấn đề hoặc đương đầu với một thách thức, hãy nói quá trình suy nghĩ của bạn: “Chúng ta sẽ làm gì đầu tiên? Chà, thầy/cô nghĩ rằng sẽ thử nó như thế .. và sau đó lập kế hoạch giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu những gì cần thiết để từng bước giải quyết .

Mong rằng những chia sẻ này của mình sẽ hữu ích cho các thầy cô trong việc rèn luyện tư duy phản biện cho cả học sinh lẫn bản thân mình, chúc các thầy cô và các bạn học sinh sẽ có những buổi học vui và hiệu quả ❤️