04 mẹo dạy Tiếng Anh hiệu quả nhất cho trẻ em

Hiện nay tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam, cùng với xu hướng toàn cầu, nhiều bậc phụ huynh cũng mong muốn con mình có cơ hội tiếp cận với tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ để con em mình có lợi thế hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Tuy nhiên hình thức học tiếng Anh của trẻ em lại tương đối khác biệt với học sinh hay người lớn. Quá trình dạy tiếng Anh cũng không hề dễ dàng vì một vài lí do khác nhau mà chúng tôi thu thập được từ một số phản hồi của giáo viên. Để có những giải pháp và cách dạy hiệu quả, trước tiên chúng ta cần hiểu và nắm được một vài khó khăn trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em.

4 tips dạy Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em

Những khó khăn trong việc dạy Tiếng Anh cho trẻ em

Khó khăn trong việc dạy ngữ pháp

Trong những giai đoạn đầu học một ngôn ngữ mới, ngữ pháp là một phần khá khó nhằn bởi vì mỗi ngôn ngữ đều có những cấu trúc ngữ pháp riêng biệt. Trong tất cả những kỹ năng tiếng Anh, ngữ pháp là một trong những kĩ năng gặp phải nhiều khó khăn khi truyền tải và hướng dẫn cho trẻ em nhất.

Nguyên nhân chính là do không dễ để thúc đẩy học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi học ngữ pháp. Tưởng tượng phải cho trẻ ngồi xuống và giải thích các quy tắc ngữ pháp, trẻ em sẽ cảm thấy chán nản và mất hứng thú bởi những lý thuyết khô khan.

Phát triển các kỹ năng không đồng đều

Nghe, nói, đọc và viết là bốn kỹ năng mà bất kỳ ai học tiếng Anh ở lứa tuổi nào cũng cần phát triển. Tuy nhiên đối với trẻ em, để phát triển đồng đều bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản này còn là một thử thách không nhỏ.

Chẳng hạn như, ở Việt Nam, các bước học tiếng Anh thông thường sẽ bao gồm: học từ vựng, áp dụng dịch bài và trả bài. Cách học lệch nghiêng về lý thuyết này là trở ngại lớn đến sự phát triển đồng đều 4 kỹ năng tiếng Anh, đặc biệt kỹ năng giao tiếp của con.

Học tiếng Anh cho trẻ em muốn hiệu quả cần phải áp dụng cách học toàn diện và không học lệch. Thay vì chỉ dạy cho bé thành thạo ngữ pháp hoặc giao tiếp đơn thuần, bố mẹ hãy dạy tiếng Anh cho trẻ một cách toàn diện nhất.

Nghĩa là bé phải được học đầy đủ 4 kỹ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết trong tiếng Anh. Đồng thời, trẻ cần được trau dồi vốn từ vựng, rèn luyện ngữ pháp mỗi ngày để giúp bé học tiếng Anh và giao tiếp dễ dàng hơn.

Nhiều trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ (ngôn ngữ phát triển chậm)

Với mỗi bậc phụ huynh, khoảnh khắc nghe được tiếng con mình cất tiếng gọi đầu tiên rất đặc biệt, đó là niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Tuy vậy, không phải trẻ em nào cũng cất tiếng nói theo đúng các mốc phát triển của chúng. Đây cũng chính là mối quan tâm của rất nhiều người làm cha, làm mẹ có con chậm nói hay thậm chí không nói.

04 tips dạy Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em

Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể được gọi là “trẻ biết nói muộn” hoặc “trẻ chậm trưởng thành”. Điểu đó dường như trở thành một rào cản trong việc học tiếng Anh đối với trẻ con đặc biệt với kĩ năng Nói.

Lơ đãng trong giờ học

Trẻ em thường là lứa tuổi đầy hiếu động và khó dành sự tập trung quá lâu vào một vấn đề nào đó. Khi trẻ đến độ tuổi đi học, tình trạng trẻ em lơ đãng, chưa chủ động và chăm chú trong lúc học tập lại đem đến nhiều rắc rối cho thầy cô và các bậc phụ huynh.

Chẳng hạn như các bạn nhỏ khó thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài được và thường xuyên loay hoay, bị phân tâm bởi những sự việc bên ngoài. Hay trong lúc làm bài tập trên lớp và ở nhà, các bạn gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ với tập trung làm bài.

Xem thêm bài viết khác tại đây: 05 giải pháp cho việc “Giáo viên dạy hết sức nhưng học sinh thi điểm thấp trên trường

Giải pháp đề xuất dạy Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em

Cho con trẻ tiếp cận tiếng anh từ sớm có thể mang lại rất nhiều hiệu quả như kích thích não của trẻ phát triển, tự tin hơn trong học tập và giao tiếp hàng ngày, giúp con có thói quen nói tiếng Anh tự nhiên hơn cũng như có nhiều trải nghiệm ngôn ngữ hơn.

Tuy nhiên thế nào là một phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả? Để quá trình học tập của trẻ đạt hiệu quả cao và gây hứng thú cho bé thì có những nguyên tắc cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng.

Đầu tiên, hãy dành thời gian cho việc thực hành nhiều hơn diễn giải những lý thuyết khô khan. Trẻ em từ 3-6 tuổi được coi là độ tuổi vàng để học ngôn ngữ. Bởi bản chất bên trong của trẻ là sự tò mò, tìm tòi, bắt chước cực kỳ nhanh và giỏi. Vì thể nên trẻ em cần được học hỏi hiệu quả từ những bài thực hành, những hành động thực tế.

Hơn nữa, thay vì đánh giá việc học bằng điểm số, hãy quan sát và để tâm đến cảm xúc của trẻ. Bằng cách quan tâm đến con với những câu hỏi như “Hôm nay con học có vui không? Có thú vị không?” để tạo được sự thoải mái và tự nhiên trong việc học tiếng Anh với con.

Thay vì tạo ra áp lực phải đạt điểm cao bằng mọi cách, hãy tạo ra một không gian gần gũi, dễ chịu với trẻ con để các bé phát huy hết khả năng tự nhiên của mình.

Bên cạnh đó, tạo ra thói quen chủ động trong việc học tập là hết sức cần thiết với các bé. Ở độ tuổi này, các bé có khả năng nói, nhại lại và bắt chước cực kì nhanh. Nên có được thói quen chủ động giao tiếp, nói chuyện bằng tiếng Anh sẽ giúp các bé tự tin hơn rất nhiều và chủ động sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày

Giúp việc dạy ngữ pháp dễ dàng, gần gũi với trẻ em

Đối với một số trường hợp đặc biệt được phản hồi từ giáo viên như nêu trên, sẽ có những giải pháp cụ thể mang tính gợi ý như sau.

Phần ngữ pháp khô khan sẽ không còn là vấn đề nếu thầy cô có trong tay những hoạt động bổ trợ giảng dạy và luyện tập phù hợp. Ví dụ như hoạt động Mystery story – luyện tập ngữ pháp cho học sinh trình độ cao; gắn liền những hoạt động và ngữ pháp song hành với nhau, để học viên khám phá và thử nghiệm các kỹ năng khác nhau.

Khi có thể di chuyển, hoạt động xung quanh, tinh thần của học sinh có thể được kích thích tốt hơn. Một khi điều này đã được kích thích, học sinh không chỉ học, mà còn ghi nhớ những thông tin mới.

Phát triển kỹ năng phù hợp khả năng học sinh

Việc rèn luyện kĩ năng là rất quan trọng, tuy nhiên thầy cô cần cân nhắc dựa trên lứa tuổi của học sinh. Ví dụ đối với những bạn mẫu giáo (0-6 tuổi) sẽ tập trung vào kĩ năng nghe nói, đến khoảng 5-6 tuổi sẽ có thêm những hoạt động nhất định để giúp trẻ luyện tập về kĩ năng pre-writing và pre-reading để khi các bạn bước qua độ tuổi tiểu học thì có thể phát triển đồng đều bốn kĩ năng.

04 tips dạy Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em

Chúng ta có thể trợ giúp học sinh thông qua các hoạt động học để phát triển đồng đều các kĩ năng, ví dụ: khi học một bài hát, học sinh sẽ được học về từ vựng, kĩ năng nghe, phát âm,…

Cải thiện kỹ năng Nói cho các bạn gặp khó khăn về phát triển ngôn ngữ

Thầy cô cần xác định rõ học sinh chậm về gì như nói lắp, nói ngọng, hạn chế về số lượng từ vựng, hay có những tật gì trong cấu hình cơ miệng (lưỡi ngắn, dính thắng lưỡi,..) hay cấu hình răng của các bạn có vấn đề gì,…

Sau khi xác định được nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi học ngôn ngữ, thầy cô có thể tìm đến các loại hình hoạt động đa dạng khác nhau; lấy người học làm trung tâm; học đa giác quan (Multi-Sensory Learning); vừa hoạt động tĩnh, vừa hoạt động di chuyển để hỗ trợ các bạn.

Luyện tập được tính tự giác, chủ động hơn trong giờ học

Để học sinh có luyện tập được tính tự giác, chủ động hơn trong giờ học sẽ liên quan đến việc giáo viên xây dựng quy tắc, nội quy học tập như thế nào. Để làm được điều đó thì các thầy cô nên là người làm mẫu, duy trì những quy tắc, kỷ luật riêng trong lớp học và tạo được thói quen cho học sinh. Các thầy cô có thể xây dựng thêm chương trình khen thưởng, điểm cộng, động viên nhắc nhở học sinh để tạo thêm động lực.

Các nguồn tham khảo:

Young Learners and Grammar How to Do It Right

Teaching grammar for young learners: children learn languages differently to adults